Mi Band 2 là chiếc vòng đeo tay thông minh thế hệ mới vừa được hãng công nghệ Trung Quốc Xiaomi tung ra thị trường. Khác với các thế hệ trước đó (Mi Band 2 là mẫu vòng đeo tay thế hệ thứ 3 của Xiaomi), Mi Band 2 được tích hợp rất nhiều tính năng trong đó có thể kể đến việc tích hợp màn hình hiển thị OLED cho phép người dùng xem các thông tin ngay trên tay vì phải dùng đến smartphone như trước.
Mi Band 2 có khả năng báo rung tin nhắn, cuộc gọi đến, thông báo các ứng dụng như Facebook; hiển thị nội dung tin nhắn đến; hiện tên người gọi đến (hỗ trợ font tiếng Việt), đo bước đi, nhịp tim, đo năng lượng tiêu thụ, điều khiển máy ảnh…
Ngoài ra thiết bị có thiết kế thời trang, khả năng chống nước chuẩn IP67 cho phép mang theo sử dụng mọi lúc mọi nơi, trong các điều kiện thời tiết.
Theo tìm hiểu của ICTnews, rất nhanh chóng, chỉ chưa đầy 1 tuần sau khi bán ra tại thị trường Trung Quốc, sản phẩm này đã được đưa về Việt Nam theo đường xách tay ngay trong tuần đầu của tháng 6/2016.
Ở thời điểm ban đầu, Mi Band 2 có giá bán từ 650.000 - 700.000 đồng tuỳ nơi, thời gian bảo hành từ 6 – 12 tháng tại chính các điểm bán. Tuy nhiên vài ngày gần đây, sản phẩm này đã liên tục tăng giá lên mức 800.000 – 850.000 đồng, một số địa chỉ kinh doanh online đã đẩy lên mức 900.000 đồng.
Tuy nhiên tại thời điểm hiện nay, nhiều cửa hàng, hệ thống bán lẻ tại Hà Nội, TP.HCM cho biết Mi Band 2 không có hàng để bán, khách hàng phải đặt trước và chờ đợi từ 3-5 ngày.
Tại các nhóm Facebook, diễn đàn công nghệ, các thông tin trao đổi về nguồn hàng, thời gian chờ đặt mua chiếc vòng đeo tay thông minh Xiaomi Band 2 cũng thu hút được sự chú ý của nhiều người.
![]() |
Anh Hà Mạnh Tuấn, đại diện hệ thống bán lẻ Hoàng Hà Mobile nhận định, lý do Xiaomi Mi Band 2 đang bán rất chạy là do giá bán phù hợp với số đông túi tiền của người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo được nhiều yếu tố của một chiếc vòng đeo tay thông minh như tích hợp nhiều tính năng, thời trang và pin lâu (cho thời gian chờ từ 15 – 20 ngày) nên giới trẻ, người yêu công nghệ nhanh chóng đón nhận.
" alt=""/>Vòng tay thông minh Xiaomi Mi Band 2 bất ngờ lên cơn sốt tại Việt NamHệ điều hành Android của Google có những lợi thế trước iOS với tính "mở" và khả năng tuỳ biến cực cao, tuy nhiên, một nhược điểm cố hữu từ nhiều năm nay của nó là khả năng cập nhật cực kỳ kém cỏi. Nếu như người dùng iOS trên toàn thế giới có thể update bản iOS mới chỉ trong thời gian rất ngắn, thì những ai sử dụng Android đều thường lắc đầu ngán ngẩm. Họ phải chờ đợi rất lâu để một bản update Android đến được với mình. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự phức tạp của hệ thống cập nhật phần mềm trên Android, một hệ thống với sự xuất hiện của quá nhiều các bên liên quan (Google, nhà sản xuất thiết bị, nhà mạng).
Sự chậm trễ này khiến người dùng Android có nguy cơ trở thành mục tiêu của tội phạm mạng. Các thiết bị Android mỗi khi gặp một lỗ hổng bảo mật nguy hiểm nào đó đều phải chờ "dài cổ" mới được update bản vá lỗi, và trong thời gian chờ đợi này, hacker có thừa điều kiện để khai thác vào lỗ hổng, đánh cắp thông tin người dùng.
Trong một công bốmới đây, Google cho biết hãng đã dành cả năm 2016 để hợp tác với nhà sản xuất bên thứ ba và các nhà mạng nhằm cải thiện hệ thống update của Android. Và mặc dù Google nói rằng, hãng đã có những cải thiện ở mảng này (Android đã phát hành bản update bảo mật cho 735 triệu thiết bị từ hơn 200 nhà sản xuất trong 2016), thế nhưng khoảng một nửa người dùng Android vẫn không nhận được các bản vá bảo mật quan trọng.
![]() |
"Chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm để bảo vệ tất cả người dùng Android. Khoảng một nửa thiết bị được lưu hành, tính đến cuối 2016, không nhận được một bản update bảo mật nào vào năm ngoái" - những người phụ trách mảng bảo mật Android là Adrian Ludwig và Melinda Miller cho biết trong một bài đăng trên blog. 2016 cũng là năm Google áp dụng chính sách phát hành bản vá bảo mật cho Android vào hàng tháng.
Khi hãng sản xuất điện thoại phát hiện ra lỗ hổng trong sản phẩm của mình (thông qua báo cáo của các nhà nghiên cứu bảo mật bên thứ ba hoặc qua phát hiện nội bộ), họ sẽ tiến hành khắc phục trước khi lỗ hổng bị hacker khai thác rộng rãi. Nhưng trong hệ thống Android vốn có cả hàng trăm nhà mạng và nhà sản xuất, việc tung ra các bản update tới mọi người dùng là một quá trình phức tạp.
Chỉ có các smartphone dòng Pixel và Nexus do chính Google sản xuất mới nhận được các bản update tự động, còn hàng trăm hãng sản xuất thiết bị Android ngoài không tung bản update bảo mật cho khách hàng của mình ngay lập tức. Điều này, như đã nói, đẩy khách hàng vào tình thế nguy hiểm, bởi trong thời gian chờ đợi được cập nhật (có khi cả tháng trời), hacker sẽ thực hiện các vụ tấn công đánh cắp dữ liệu.
" alt=""/>Android quá phức tạp khiến 50% thiết bị không nhận được bất kỳ bản update bảo mật nào trong 2016